Một số chú ý khi bạn mua xe mới

Nhưng không phải trong trường hợp nào, mua lẻ từng trang bị tuỳ chọn cũng có lợi. Do đó, hãy thử làm vài phép tính, nếu cộng các tuỳ chọn mua lẻ vào mà giá cao hơn một gói thì tất nhiên là bạn nên mua cả gói dù có thừa ra vài trang bị không thật cần thiết.
Với hầu hết mọi người, mua ôtô là một quyết định tài chính lớn, chỉ sau mua nhà, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt để tránh hối tiếc về sau.

Sau khi đã xác định được loại xe phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính, bạn sẽ quan tâm tới màu sắc, và cuối cùng là đi vào chi tiết.

Để không bị rối và bỏ sót những yếu tố quan trọng khi đi , hãy tham khảo danh sách sau:

1
Trang bị tiêu chuẩn

Tất cả các chuyên gia đều nhất trí rằng trước khi bước vào đại lý, bạn nên lập một danh sách những trang bị mà bạn kỳ vọng chiếc xe định mua sẽ có, như ghế da, cửa sổ trời…. Kế đến, hãy tìm chiếc xe được trang bị tiêu chuẩn nhiều thứ trong danh sách của bạn.

Nhưng trang bị tiêu chuẩn được xem như thiết yếu hiện nay gồm: hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống ổn định thân xe điện tử (ESC), túi khí trước và bên, điều hoà nhiệt độ, công nghệ Bluetooth, dàn âm thanh kết nối iPod, cửa sổ và khoá cửa ra vào điều khiển điện.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải cứ có đủ những trang thiết bị trên là có thể yên tâm. Hãy xem xét cả yếu tố chất lượng của chúng. Ví dụ, hệ thống điều khiển dàn âm thanh nếu làm bằng nhựa mỏng thì sẽ mau hỏng vì đây là bộ phận có thể bạn sẽ dùng hàng ngày.

2
Trang bị tuỳ chọn


Sẽ khó có mẫu xe nào có đủ những trang bị mà bạn mong muốn dưới dạng tiêu chuẩn. Nếu muốn có đủ, bạn phải chi thêm tiền cho trang bị tuỳ chọn. Đến khâu này, bạn nên tỉnh táo, vì nếu sa đà thì tổng số tiền mua xe có thể đội lên rất nhiều.

Thông thường, việc chi thêm tiền cho những trang bị tuỳ chọn là cách kinh tế nhất để chiếc xe có đủ tính năng bạn mong muốn (thay vì chọn dòng xe cao cấp hơn, với những trang bị tiêu chuẩn đầy đủ hơn). Tuy nhiên, vấn đề là nhiều gói chỉ có 1-2 trang bị bạn cần, đi kèm nhiều trang bị bạn không cần. Ví dụ, bạn muốn xe phải xe cửa nóc, và nhân viên bán hàng gợi ý bạn chọn gói Open Air Package giá 1.500 USD, trong khi tất cả những gì bạn cần trong gói đó chỉ là cửa nóc. Một chiếc cửa nóc có giá chỉ khoảng 900 USD. Nếu rơi vào những trường hợp như thế này, bạn nên chọn mọt trang bị tuỳ chọn, thay vì cả gói.

Nhưng không phải trong trường hợp nào, mua lẻ từng trang bị tuỳ chọn cũng có lợi. Do đó, hãy thử làm vài phép tính, nếu cộng các tuỳ chọn mua lẻ vào mà giá cao hơn một gói thì tất nhiên là bạn nên mua cả gói dù có thừa ra vài trang bị không thật cần thiết.

3
Khả năng giữ giá của xe

Khi đi mua xe mới, ít người đặt nặng việc tính toán giá trị xe sau vài năm sử dụng. Tuy nhiên, đây là yêu tố đáng để cân nhắc, vì gần như chắc chắn là bạn sẽ không giữ chiếc xe lại mãi mãi. Lựa chọn của bạn bây giờ có thể ảnh hưởng tới giá trị xe khi bạn cần bán.

Tổt nhất bạn nên tính toán giá trị tương đối sau 5 năm nữa của chiếc xe bạn định mua bây giờ bằng các công cụ trực tuyến như Kelley Blue Book. Đây hiện là một trong những nguồn đáng tin cậy nhất trong việc định giá xe mới và cũ của người tiêu dùng Mỹ. Tất nhiên, mỗi thị trường còn có những yếu tố khác nhau, như thị hiếu, nhưng đây có thể là một căn cứ.

Bạn cũng nên lưu ý rằng những chiếc xe có tính “xanh”, như động cơ hybrid và một số công nghệ tiết kiệm năng lượng, có thể giúp xe bạn giữ giá hơn sau vài năm sử dụng. Tuy nhiên, xe ứng dụng công nghệ “xanh” lại thường có giá bán và chi phí bảo dưỡng cao hơn các xe truyền thống. Vì vậy, bạn cần có những tính toán cụ thể để đưa ra quyết định sáng suốt.

4
Bạn có thể yêu xe?

Đừng nghĩ điều này không quan trọng. Bạn nên chọn chiếc xe có thể đem đến cho bạn cảm giác hứng thú khi ngồi sau vô-lăng. Đừng để bản thân lâm vào tình cảnh lái xe đơn thuần như một phương tiện di chuyển phải có để phục vụ cuộc sống và “cau có” mỗi lần phải rút hầu bao chi tiền cho xe. Hãy để chiếc xe là người bạn đồng hành, là thứ khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu hơn, khiến bạn thấy hào hứng mỗi ngày cuối tuần với những kế hoạch đi chơi, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè.

5
Mức tiêu thụ nhiên liệu

Đây là yếu tố được nhiều người đặc biệt quan tâm khi đi mua xe mới. Nhưng đừng bỏ qua một chiếc xe mình đã rất ưng sau khi cân nhắc các yếu tố trên chỉ vì nó có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình cao hơn xe khác một chút.

Thực tế thì mức chênh lệch chi phí nhiên liệu mỗi năm của một chiếc xe có mức tiêu thụ trung bình 10,7 lít/100km đường cao tốc – 14,7 lít/100km đường phố (trung bình 13,1 lít/100km) so với xe tiêu thụ 9,8 – 13,8 lít/100km (trung bình 12,4 lít/100km) chỉ là khoảng 122 USD/năm (2,5 triệu/năm) – theo tính toán của trang fueleconomy.gov.

Do đó, trừ phi sự chênh lệch là quá lớn (5-6 lít/100km), đừng quá đặt nặng yếu tố này mà bỏ qua chiếc xe mình yêu thích.

6
Xếp hạng an toàn

An toàn là một vấn đề lớn đối với mọi loại và hạng xe. Dù các xe cỡ lớn và nặng thì thường an toàn hơn, nhưng sự phát triển công nghệ đã giúp những chiếc xe nhỏ an toàn hơn trước nhiều. Mọi thứ, từ các hệ thống hạn chế chấn thương thụ động đơn giản cho tới túi khí trước/bên và hệ thống ngăn chặn va chạm công nghệ cao đều được đưa vào tính điểm an toàn cho xe.

Vì thế, bạn cần tìm hiểu thông tin về xếp hạng an toàn của các xe được đăng tải trên những trang web uy tín như nhtsa.gov, iihs.org, consumerreports.com, hay safercar.gov.

7
Bảo hành

Chế độ bảo hành tốt sẽ đem đến cảm giác an tâm cho người mua xe. Các nhà sản xuất đưa ra thời hạn bảo hành là 3 năm/60.000km đến 10 năm/160.000km.

Tuy nhiên, không phải danh mục bảo hành nào cũng như nhau. Động cơ là bộ phận đáng chú ý nhất. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng đưa ra chế độ bảo hành cho dàn âm thanh, sơn ngoại thất, điều hoà, pin… Nhìn chung, thời hạn và danh mục bảo hành càng dài càng tốt.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *